Kỹ thuật, kinh nghiệm lái xe đường trơn trượt nên biết

Kỹ thuật, kinh nghiệm lái xe đường trơn trượt

Giảm tốc độ

Nếu gặp đường trơn, xe ô tô vẫn chạy với tốc độ cao thì khả năng xảy ra hiện tượng “Hydroplaning” hay “Aquaplaning” – nghĩa là “lướt trên mặt nước” sẽ rất lớn. Xe “lướt trên mặt nước” là hiện tượng lốp xe chạy qua một khối lượng nước lớn hơn nó. Khi này nước không bị phân tán hết. Áp lực nước bên dưới lốp xe sẽ nâng và tách lốp ra khỏi mặt đường khiến lốp xe bị mất bộ bám, trượt dài, dẫn đến xe bị mất lái.

Nếu gặp đường trơn, xe vẫn chạy với tốc độ cao thì khả năng xảy ra hiện tượng “Hydroplaning” sẽ rất lớn

Do đó, kỹ thuật lái xe trên đường trơn lầy quan trọng đầu tiên chính là giảm tốc độ. Đường càng trơn thì càng cần giảm tốc độ để tăng diện tích tiếp xúc của lốp với mặt đường. Từ đó tăng độ bám đường, giúp xe di chuyển ổn định hơn. Ngoài ra hãy duy trì tốc độ thật chậm nếu lốp xe đã bị mòn, gai lốp không còn tốt… Và nhanh chóng thay lốp mới sau đó để đảm bảo an toàn cho những chuyến tiếp theo

Chọn chế độ lái phù hợp

Hiện nay một số dòng xe ô tô được trang bị nhiều chế độ lái như chế độ lái đường tuyết, đường cát, đường bùn trơn trượt… Nếu xe bạn có các chế độ lái này có thể tuỳ chỉnh theo điều kiện mặt đường để hệ thống hỗ trợ di chuyển tốt hơn.

Hạn chế phanh gấp

Một kinh nghiệm lái xe đường trơn trượt là hạn chế phanh gấp, nhất là với xe không có hệ thống chống bó cứng phanh ABS. Khi phát hiện xe chạy vào đường trơn có dấu hiệu trượt bánh, phản xạ đầu tiên của nhiều người thường là đạp phanh sâu. Đây là cách xử lý rất rủi ro. Bởi đạp phanh gấp sẽ dễ khiến phanh bị bó cứng, bánh xe bị trơn trượt nghiêm trọng hơn càng khó kiểm soát hơn. Thậm chí theo quán tính xe có thể bị văng, mất lái, rất nguy hiểm. Do đó nếu thấy xe bị trơn cần bình tĩnh đạp phanh nhấp nhả từ từ.

Xem Thêm :

In Article Image What Is Hydroplaning And How To Avoid It
Lái xe đường trơn trượt là hạn chế phanh gấp vì dễ gây mất lái

Không đánh lái mạnh

Khi thấy xe bị trơn trượt, ngoài đạp phanh gấp nhiều người còn thường đánh lái mạnh. Đây là một sai lầm bởi không chỉ không giúp ích mà còn có thể khiến tình huống tệ hơn. Kỹ thuật lái xe trên đường trơn lầy đúng là hãy bình tĩnh đạp phanh nhấp nhả từ từ, phối hợp giữ chặt tay lái cho vô lăng hướng xe theo đường trượt đến khi nào lấy lại được sự kiểm soát.

Giữ khoảng cách an toàn

Khi lái xe đường trơn, không chỉ xe bạn mà xe phía trước có thể phanh gấp hoặc bị trơn trượt dẫn đến sự cố ngoài ý muốn. Do đó tốt nhất cần giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước. Tuyệt đối không bám đuôi quá sát để có thể kịp thời xử lý nếu xảy ra tình huống bất ngờ.

Xem thêm: 

 

Bám theo vệt lốp của xe trước

Một kinh nghiệm lái xe đường trơn trượt rất hay được nhiều bác tài chia sẻ đó là hãy bám theo vệt lốp của xe đi trước. Bởi bánh xe của xe đi trước đã “dọn đường” sẵn, giúp làm giảm lượng nước mưa hay bùn đất bám trên đường. Do đó chỉ cần lái xe theo vệt lốp này, bánh xe sẽ đỡ bị trơn trượt hơn.

Mở bán kính lớn khi vào cua

Khi lái xe đường trơn trượt nếu cua quá hẹp rất dễ bị trượt bánh sau (thừa lái). Do đó nếu cần vào cua hãy mở một góc lớn để xe không bị “ngoặc mạnh”.

Chạy giữa tim đường

Trên đường, phần tim đường thường cao hơn. Do đó nước mưa, bùn đất có xu hướng trôi về hai bên rìa. Vì thế nếu lái xe trời mưa, hãy cho xe chạy ở giữa đường để hạn chế đường ngập nước khiến bánh xe bị trơn trượt.

Kinh nghiệm tránh xe bị trơn trượt

Để tránh xe bị trơn trượt nên lưu ý một số kinh nghiệm sau:

Kiểm tra lốp định kỳ: Lốp xe đóng vai trò rất quan trọng. Nếu chạy xe với lốp bị mòn, bánh xe sẽ dễ bị trơn trượt hơn do không có độ bám tốt. Vì thế cần kiểm tra lốp, kiểm tra độ mòn lốp, áp suất lốp định kỳ.

Kiểm tra, bảo dưỡng phanh định kỳ: Hệ thống phanh thường xuyên làm việc ở điều kiện khắc nghiệt nên rất dễ hao mòn. Do đó cần kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống phanh xe như má phanh, dầu phanh… đặc biệt kiểm tra cả hệ thống phanh ABS (nếu có) để phanh xe có thể phát huy tối đa hiệu quả trong các tình huống khẩn cấp.