Kinh nghiệm, kỹ năng lái xe ô tô ban đêm an toàn

Các kinh nghiệm, kỹ năng lái xe ô tô ban đêm an toàn sau sẽ giúp người lái hạn chế được những nguy hiểm khi lái xe ban đêm.

Những nguy hiểm khi lái xe ban đêm

So với lái xe ban ngày, lái xe ô tô ban đêm có thời tiết mát mẻ hơn, đường sá thông thoáng hơn. Tuy nhiên lái xe ban đêm lại tiềm ẩn một số nguy hiểm nhất định nếu người lái chưa có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng lái xe ban đêm.

Một trong những nguy hiểm khi lái xe ban đêm thường gặp nhất là bị chói mắt, loá mắt do đèn xe chạy ngược chiều chiếu vào. Tuy Luật giao thông đường bộ đã quy định ô tô chạy trong khu dân cư không được phép bật đèn chiếu xa, nhưng vẫn có không ít người thiếu ý thức, bật đèn pha dù đang chạy trong khu dân cư, khu đô thị đông người. Điều này dễ gây chói mắt, loá mắt xe đối diện, làm chậm thời gian xử lý tình huống, rất nguy hiểm.

2 2m0o3ig8bk0sc 2239 1453093207
Một trong những nguy hiểm khi lái xe ban đêm thường gặp nhất là bị chói mắt, loá mắt do đèn xe chạy ngược chiều chiếu vào

Bên cạnh đó, hiện nay nhiều xe còn độ đèn LED, LED bar tăng sáng tràn lan, sai phạm quy chuẩn. Những loại đèn này có ánh sáng rất mạnh, khả năng tán xạ rộng, không chiếu thành luồng sáng tập trung như các loại đèn pha thông thường. Do đó khi sử dụng rất dễ gây chói mắt, loá mắt người lái xe chạy ngược chiều.

Người/phương tiện đột ngột băng ngang đường

Đây là một trong các nguy hiểm khi lái xe ban đêm dễ gặp. Đã có rất nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra do nguyên nhân người, thú vật, phương tiện đột ngột băng ngang, người lái không kịp xử lý.

Xe dừng bên đường không có đèn báo

Trong điều kiện trời tối thiếu sáng, nếu người lái không quan sát kỹ sẽ khó nhận diện từ xa những xe dừng đỗ bên đường không có đèn cảnh báo. Đây là một trong các nguyên nhân gây ra không ít vụ tai nạn xe ban đêm.

Đường xấu, thời tiết xấu

Khi lái xe ban đêm dù được trợ sáng bởi hệ thống đèn xe hay đèn đường thì tầm nhìn của người lái cũng bị hạn chế nhất định. Do đó nếu đi qua đường xấu như đường ổ gà, đường trơn trượt, sình lầy… sẽ rất nguy hiểm. Ngoài ra, gặp thời tiết xấu như trời mưa, sương mù… cũng khiến tầm nhìn hạn chế hơn, tăng cao các rủi ro tai nạn trên đường.

Dung Dien Thoai Khi Lai Xe
Lái xe trên đường xấu, thời tiết xấu vào ban đêm tiềm ẩn nhiều nguy hiểm

Buồn ngủ, mất tập trung

Một trong các nỗi sợ mà hầu như ai cũng gặp phải khi lái xe ban đêm đó là nỗi sợ buồn ngủ. Lái xe ban đêm trời mát, đường vắng nên người lái thường thoải mái và rất dễ buồn ngủ. Khi người lái buồn ngủ, tinh thần sẽ kém tỉnh táo, dễ bị mất tập trung rất nguy hiểm. Ngủ quên là một trong các nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông ban đêm chiếm tỷ lệ cao.

xem thêm : Làm thế nào để vượt qua “giấc ngủ trắng” khi lái xe 

Vệ sinh sạch kính lái, choá đèn

Để có được tầm nhìn sáng rõ nhất cũng như giảm tình trạng loá mắt khi lái xe ban đêm thì kính chắn gió cần phải thật sạch. Do đó nên chú ý vệ sinh kính lái thường xuyên. Kiểm tra tình trạng gạt mưa và nước rửa kính định kỳ để thay thế kịp thời. Trong trường hợp kính lái bị mờ do trầy xước thì cần đánh bóng xoá xước kính lái càng sớm càng tốt.

Ve Sinh Kinh O To
Thường xuyên vệ sinh kính chắn gió ô tô

Bên cạnh đó, để đèn xe cung cấp ánh sáng tốt nhất khi lái xe ban đêm thì cần vệ sinh đèn pha ô tô thường xuyên. Ngoài ra cần định kỳ kiểm tra tình trạng đèn pha xem cường độ ánh sáng có bị yếu không, chùm sáng phát ra có lệch không… để kịp thời khắc phục. Nếu choá đèn pha bị mờ cũng cần đánh bóng đèn pha để choá đèn trong hơn.

Giữ tốc độ và khoảng cách an toàn

Đây là kinh nghiệm, kỹ thuật lái xe ô tô ban đêm được nhiều “bác tài già” truyền dạy. Tuy nhiên lại hiếm ai chú ý và xem đây chỉ là lời nhắc nhở bình thường. Nhưng thực sự điều đơn giản nhất đôi khi là bí quyết “cao siêu” nhất.

Chạy xe vào ban đêm, trời mát, đường vắng nên phần lớn người lái sẽ thích chạy nhanh, thậm chí đạp ga hơi quá đà. Điều này rất nguy hiểm. Bởi tầm quan sát khi lái xe ban đêm không tốt như ban ngày. Thế nên chỉ cần chủ quan một chút, lái nhanh, không giữ khoảng cách an toàn một chút cũng đủ để dẫn đến nhiều rủi ro. Do đó dù có đang nôn nóng đến nơi hay tâm trạng có phấn khích ra sao thì cũng hãy chú ý giữ tốc độ và khoảng cách an toàn.

Sử dụng đèn chế độ pha/cos hợp lý

Đèn chế độ cos – chiếu gần sử dụng khi chạy xe trong đô thị, khu dân cư, đường nhiều xe qua lại… Còn đèn chế độ pha – chiếu xa sử dụng khi chạy đường trường ít xe, đường cao tốc… Với những đoạn đường dải phân cách thấp, vạch liền, vạch đứt, khi có xe ngược chiều gần đến nên chủ động chuyển đèn về chế độ cos để tránh làm chói, loá mắt người chạy xe đối diện.

Sử dụng chế độ đèn pha/cos phù hợp không chỉ tránh vi phạm luật giao thông, mà quan trọng còn là sự thể hiện ý thức văn hoá khi lái xe, tránh gây nguy hiểm cho người khác.

Giảm tốc độ, tránh nhìn trực diện vào đèn pha xe ngược chiều

Tuy đã quy định nhưng nhiều người thiếu ý thức vẫn sử dụng đèn pha một cách “tuỳ tiện”. Nếu gặp trường hợp này có thể “đá pha” nhắc nhở xe đối diện. Nên tránh nhìn vào đèn pha để giảm chói mắt. Đồng thời hãy giảm tốc độ và chú ý quan sát phía trước để có thể xử lý kịp nếu xuất hiện vật cản bất ngờ.

Hãy tạm dừng nghỉ nếu buồn ngủ

Lái xe trong tình trạng cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ rất nguy hiểm. Do đó nếu quá mệt mỏi và buồn ngủ tốt nhất nên đỗ xe vào nơi an toàn, chợp mắt một lát để tỉnh táo hơn.

Cân nhắc khi mua kính lái xe ban đêm

Hiện nay có nhiều loại mắt kính màu, kính phân lực được quảng cáo giúp chống chói hiệu quả khi lái xe ban đêm. Tuy nhiên theo một nghiên cứu của nhà nghiên cứu Alex Hwang được công bố trên Tạp chí JAMA Ophthalmology, mắt kính lái xe ban đêm không thực sự phát huy vai trò.